Quy trình sản xuất Ván ép lõi Tre Phủ Phim tại Nhật Minh
Để sản xuất được 1 tấm Ván ép cốp pha lõi Tre Phủ Phim phải trải qua quy trình rất nhiều công đoạn: bóc độn, sấy độn, chọn mặt, xử lý lõi tre, lăn keo, xếp ván, ép ván, bả mặt…
Nhìn chung quy trình sản xuất Ván lõi Tre phức tạm hơn Ván phủ phim khá nhiều, quan trọng nhất ở khâu xử lý lõi Tre.
1) Sấy độn:
Gỗ được lấy từ tự nhiên luôn có độ ẩm nhất định. Vì vậy sấy khô là quá trình bắt buộc để tăng độ bền, tính chịu lực, tính chịu nước, chịu được các môi trường khác nhau.
2) Xếp ván:
Nguyên liệu lõi tre được tẩm sấy chống cong vênh, mối mọt , sấy khô và tráng keo, trước khi được xếp song song với nhau và được phủ mặt bằng 2 lớp Ván bóc xếp vuông góc để tạo phẳng mặt ngoài.
3) Ép nguội (ép sơ bộ):
Quá trình ép nguội được tiến hành sau khi các lớp ván được xếp xong. Quá trình ép nguội nhằm mục đích cải thiện chất lượng khi tạo hình và tạo sự gắn kết giữa các lớp ván.
4) Ép nóng:
Sau khi ép nguội tạo ra phôi sản phẩm sẽ được chuyển đến công đoạn ép nóng. Đây là công đoạn rất quan trọng, làm tốt công đoạn này sẽ cho ra đời những tấm ván ép chắc chắn và sử dụng bền với thời gian.
5) Bả mặt:
Sau khi ép nóng ván được chuyển đến công bả mặt. Bột bả là kết hợp giữa keo Phenolic/Melamine, bột Talc và một số thành phần khác. Quá trình này giúp lấp kín những lỗ hổng trên bề mặt ván, tạo thành một mặt phẳng gần như là tuyệt đối.
6) Cắt cạnh và đánh bóng (chà ván):
Sau khi trải qua các công đoạn trên chúng ta có được ván ép thành phẩm (ván cốt) bước kế tiếp là cắt cạnh ván đúng quy cách và theo đúng yêu cầu đặt hàng, sau khi cắt ván được chuyển đển máy chà nhằm đánh bóng bề mặt ván.
7) Phủ phim(ép phim):
Sau khi cắt cạnh và đánh bóng ván được phủ phim keo phenolic chống thấm nước tạo cho bề mặt ván trơn bóng chống trầy xước, tăng tổi thọ của ván.
8) Hoàn thiện:
Sau khi phủ phim các cạnh ván sẽ sơn bằng sơn chống thấm nhằm bảo vệ ván. Tiếp theo sẽ được đóng gói và lưu vào kho trong điều kiện sạch sẽ khô ráo và tránh các loại côn trùng.
Phương pháp bảo quản ván ép phủ phim hiệu quả:
Khi lưu trữ
Ván ép cốp pha phủ phim phải luôn được làm sạch bề mặt và sửa chữa (nếu có trầy xước hay hư hỏng) trước khi lưu kho cất giữ. Khi bốc xếp ván cần chèn thêm lót bên dưới và phủ che bên trên. Những tấm ván ép cốp pha định hình phải được xếp mặt lưng đối nhau để tránh trầy xước, hư hại bề mặt do đinh ốc gây ra. Những tấm ván bị ẩm ướt nên được xếp riêng biệt với những tấm khô, và nhớ không nên sấy khô quá nhanh những tấm này.
Bảo quản cạnh ván
Các cạnh ván ép cốp pha phủ phim 1 mặt 18 thông thường đều được xử lý, quét keo ngay tại nhà máy. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bảo đảm các cạnh ván, góc ván được bảo vệ tốt nhất. Để duy trì tốt nhất độ bền của ván thì sau khi cưa, cắt, các cạnh ván cần được sơn phủ lại bởi keo chống thấm nước.
Bịt kín các khe hở
Ván ép cốp pha phủ phim là ván chống nước hoặc chống ẩm, vậy nên bất cứ khe hở của ván cũng phải được trét kín, bịt kín để bảo vệ không cho nước lọt vào. Một khi nước ngấm vào có thể làm ván bị trương nở xung quanh chỗ bị thấm.
Làm sạch và sửa chữa
Để kéo dài thời gian sử dụng ván ép phủ phim, chúng ta cần làm sạch bề mặt ván sau mỗi lần sử dụng. Cách tốt nhất là làm sạch ván với nước và bàn chải hoặc sử dụng cây cào bằng gỗ cứng, lưu ý không làm hư mặt phim trong quá trình làm sạch.
Xem thêm các sản phẩm khác tại: Ván ép phủ phim
Mọi thông tin chi tiết xin Liên hệ:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NHẬT MINH
VPGD: Số 146, Đường Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0912 44 77 75 – 0966 35 24 20